UBND QUẬN HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TỔNG KẾT GIÁO DỤC THCS
NĂM 2020 - 2021
Phần I
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020 - 2021
I. Việc phát triển mạng lưới trường, lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia
1. Phát triển quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh
1.1. Kết quả đạt được/so sánh với năm học 2019-2020 và năm học 2016 - 2017
Năm học
|
Số lớp
|
Số HS
|
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
|
Tổng
|
Đạt chuẩn
|
Trên chuẩn
|
2016-2017
|
16
|
672
|
42
|
4
|
38
|
2019-2020
|
20
|
888
|
43
|
2
|
41
|
2020-2021
|
22
|
975
|
45
|
41
|
2
|
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Trình độ của giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chưa cao. Do thay đổi về quy định chuẩn giáo viên, 1 số giáo viên đang học nâng chuẩn nhưng chưa hoàn thành (05 giáo viên đang học nâng chuẩn)
2. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia
- Năm học 2016-2017 nhà trường mới bắt đầu đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Năm học 2019-202 hoàn thiện gia đoạn cuối và trình UBND thành phổ để được công nhận vào tháng 7 năm 2020.
- Năm học 2020-2021 được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng mức độ 3.
3. Công tác phổ cập giáo dục: đánh giá tình hình phổ cập THCS và các chỉ số phổ cập giáo dục, dự kiến thời gian đề nghị Bộ GDĐT kiểm tra công nhận.
- Duy trì sĩ số học sinh từ năm 2016-2017 đến nay không có học sinh bỏ học.
- Thực hiện tốt việc rà soát đối tượng học sinh trong địa bàn sinh năm 2009 ra tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2020- 2021. Kết quả năm học 2020-2021 100% trẻ sinh năm 2009 tốt nghiệp tiểu học đang học lớp 6.
- Đã được quận và thành phố kiểm tra công tác phổ cập của nhà trường và được đánh giá tốt vào các năm học từ 2016-2017 đến nay.
II. Kết quả nâng cao chất lượng giáo dục trung học
1. Kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh (so sánh tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt năm học 2019 - 2020 và năm học 2016 - 2017).
Năm học
Xếp loại
|
2016-2017
|
2019-2020
|
2020-2021
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
|
Tốt
|
653
|
97,17%
|
867
|
97,6%
|
942
|
96,62%
|
2. Kết quả đánh giá học lực học sinh (so sánh tỉ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi tốt năm học 2019 - 2020 và năm học 2016 - 2017).
Năm học
Xếp loại
|
2016-2017
|
2019-2020
|
2020-2021
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
|
Giỏi
|
363
|
54,02%
|
425
|
47,9%
|
541
|
55,49%
|
Khá
|
227
|
33,78%
|
297
|
33,4%
|
287
|
29,44
|
3. Tình hình và kết quả công tác chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trong trường trung học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Kết quả triển khai thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; kết quả triển khai thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học năm học 2020-2021 theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020.
- 100% giáo viên, tổ chuyên môn thực hiện việc rà soát nội dung dạy học theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc đến toàn thể cán bộ, giáo viên.
- Thực hiện việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng đổi mới tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh, thực hiện bám sát hướng dẫn đối với từng bộ môn. Tổ nhóm chuyên môn, giáo viên thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài, tiết trong sách giáo khoa. Ban giám hiệu thường xuyên và đột xuất kiểm tra kế hoạch bài dạy khi lên lớp của giáo viên, 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch bài dạy khi lên lớp, đảm bảo xây dựng kế hoạch bài dạy đúng cấu trúc hướng dẫn.
- Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Ra câu hỏi mở đối với các bộ môn KHXH.
- Các tiết thực hành theo quy định của phân phối chương trình đều được giáo viên thực hiện nghiêm túc, Ban giám hiệu giám sát thông qua dự giờ, đăng kí mượn và sử dụng phòng thực hành, kế hoạch dạy học….
- Đảm bảo mỗi nhóm chuyên môn xây dựng và thực hiện ít nhất 4 chủ đề dạy học tích hợp, liên môn hoặc môn học trong năm học. Thống kê số lượng các chủ đề trong năm học 2020-2021 như sau:
Tổ
|
Chủ đề môn học
|
Chủ đề tích hợp
|
Chủ đề liên môn
|
Tổng
|
KHTN
|
|
|
|
|
KHXH
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
3.2. Tình hình và kết quả đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; các mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục sáng tạo của đơn vị; công tác sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
- Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển giáo dục nhà trường thông qua các hình thức tổ chức chuyên đề, hội thảo, giao lưu...Đa dạng hóa các hình thức học tập, quan tâm các họat động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh, sử dụng các hình thức dạy trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình...
- Các tiết thực hành theo quy định của phân phối chương trình đều được giáo viên thực hiện nghiêm túc, Ban giám hiệu giám sát thông qua dự giờ, đăng kí mượn và sử dụng phòng thực hành, kế hoạch dạy học….
- Trong năm học nhà trường có 12 thầy cô tham dự và được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp quận, 02 giáo vien chủ nhiệm giỏi cấp quận.
3.3. Tình hình và kết quả thực hiện các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Nghiêm túc thực hiện đánh giá thường xuyên, định kỳ kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, lập ma trận đề khi ra đề kiểm tra, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá. Chú trọng việc tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh.
- Tổ chức ra đề kiểm tra chung tất cả các bài từ 45 phút trở lên ở tất cả các khối lớp và học sinh phải được thông báo trước 01 tuần (Các nhóm chuyên môn sinh hoạt thống nhất chuẩn kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra kết hợp gữa trắc nghiệm khách quan và tự luận với yêu cầu vừa sức, phân loại học sinh và tăng cường câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đúng).
- Học sinh cả 4 khối tham gia kiểm tra với 3 môn Văn, Toán, Anh từ 45 phút trở lên học sinh ngồi theo số báo danh đã xếp theo học lực qua đó nhà trường thấy rằng học sinh có tiến bộ rõ rệt, ý thức của giáo viên khi giảng dạy cũng được nâng lên, học sinh được đánh giá công bằng, khách quan hơn.
- Đầu năm, cuối kỳ I và cuối năm học nhà trường kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh 3 môn Toán, Văn, Anh xếp thứ tự của từng em học sinh và của cả lớp.
3.4. Tình hình thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý hồ sơ sổ sách trong nhà trường, chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ theo công văn 2829/SGDĐT ngày 30/6/2020 của Sở GD&ĐT và tình hình việc quản lý và sử dụng sổ điểm, học bạ điện tử theo công văn 1323/SGDĐT ngày 07/09/2020 của Sở GD&ĐT.
- Thực hiện nghiêm túc quy định hồ sơ chuyên môn trong cơ sở giáo dục theo công văn 2829/SGDĐT ngày 30/6/2020 của Sở GD&ĐT và tình hình việc quản lý và sử dụng sổ điểm, học bạ điện tử theo công văn 1323/SGDĐT ngày 07/09/2020 của Sở GD&ĐT
- Ban giám hiệu giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của các tổ, nhóm để có sự chỉ đạo bổ sung kịp thời.
- Triển khai và sử dụng sổ điểm, học bạ điện tử theo công văn 1323/SGDĐT ngày 07/09/2020 của Sở GD&ĐT một cách nghiêm túc và đúng quy chế.
3.5. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên phần tư vấn thúc đẩy đối với giáo viên còn chưa được quan tâm, thẳng thắn chỉ rõ để có hướng khắc phục hạn chế.
- Cá biệt một số giáo viên khi vào điểm còn để sai sót phải sửa chữa.
- Phần mềm mới sử dụng vì vậy một số giáo viên lớn tuổi còn chưa thành thạo trong việc sử dụng
4. Tình hình và kết quả triển khai giáo dục hướng nghiệp, và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1676/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn 2568/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2020 của Sở GD&ĐT
4.1. Giải pháp triển khai giáo dục hướng nghiệp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và THPT
- Triển khai nghiêm túc các văn bản về hướng nghiêp và phân luồng học sinh của thủ tướng chính phủ, của Bộ giáo dục, của Sở giáo dục và đào tạo.
- Học sinh được học đủ các tiết hướng nghiệp.
- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 9, đặc biệt là việc chọn học các trường nghề với những học sinh tốt nghiệp THCS mà không có khả năng vào cấp 3 công lập.
4.2. Kết quả đạt được/so sánh với năm học 2019-2020 và năm học 2016 - 2017 (có số liệu và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm không vào THPT và bổ túc THPT; học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm không đi học đại học, cao đẳng).
Năm
|
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm không vào THPT
|
Ghi chú
|
2016-2017
|
|
|
2019-2020
|
|
|
2020-2021
|
|
Chưa thi
|
4.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Có những học sinh muốn đi làm ngay bằng việc lao động tự do hoặc kinh doanh không muốn đi học tiếp trường nghề.
- Một số học sinh sức học không tốt nhưng vẫn muốn theo học văn hóa ở các trường dân lập
5. Tổ chức dạy và học ngoại ngữ, tin học trong các cơ sở giáo dục trung học
5.1. Kết quả đạt được/so sánh với năm học 2019-2020 và năm học 2016 – 2017
- Từ năm học 2016-2017 đến nay việc học sinh tham gia học và có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế chưa có cải thiện đáng kể.
- Năm học 2020-2021 việc đầu tư học ngoại ngữ của học sinh có nhiều tiến bộ
5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Phụ huynh học sinh muốn đầu tư tập trung học các môn văn hóa để thi vào lớp 10 công lập.
- Đầu tư cho con học ngoại ngữ chỉ dừng ở mức độ đủ khả năng thi vào lớp 10 công lập.
6. Kết quả thực hiện giáo dục STEM, hoạt động NCKH: Công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả đạt được theo công văn 2566/SGDĐT – GDTrH ngày 08/9/2020 của Sở GD&ĐT, công văn 2562/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2020 của Sở GD&ĐT.
6.1. Kết quả đạt được/so sánh với năm học 2019-2020 và năm học 2016 – 2017
- Nhà trường đã xây dựng và triển khai đầy đủ kế hoạch giáo dục định hướng STEM, hoạt động NCKH.
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, dự giờ dạy học theo giáo dục định hướng STEM.
- Thực hiện 01 chuyên đề theo định hướng giáo dục STEM ở bộ môn Toán.
- Năm học 2019-2020 có 01 giải ba về nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quận và thành phố. Năm học 2020-2021 có 02 giải ba, 01 giải khuyến khích về nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quận.
6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Mặc dù có giải nhưng kết quả chưa cao do năng lực giáo viên ở mảng này còn hạn chế.
- Chưa có học sinh có khả năng NCKH nổi trội, phần lớn thụ động vào việc hướng dẫn của giáo viên.
7. Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm; tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống; kỹ năng khởi nghiệp theo công văn 2567/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2020 của Sở GD&ĐT, công văn 2576/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2020 của Sở GD&ĐT về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg, công văn 2555/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2020 của Sở GD&ĐT.
7.1. Kết quả đạt được/so sánh với năm học 2019-2020 và năm học 2016 – 2017
- Quan tâm chỉ đạo công tác chủ nhiệm, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP tăng cường các hoạt động giáo dục NGLL nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh: giáo dục nề nếp kỷ cương trường học, lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, truyền thống nhà trường, ý thức tổ chức kỷ luật... với nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn học sinh. Triển khai cho học sinh học tập nội quy, quyền và nghĩa vụ của học sinh.
- Đạt 01 giải nhất thành phố cuộc thi thiếu nhi hát bằng tiếng Anh. 02 giải nhất cuộc thi sơn ca cấp thành phố
- Tăng cường phối kết hợp với GVCN và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương để giáo dục học sinh theo chủ đề và chủ điểm hàng tháng.
- Tổ chức các chuyên đề về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một lần một tháng theo chủ điểm từng tháng mỗi khối lên lớp mẫu 01 lần/tháng.
- Thực hiện Công văn của BGD-ĐT hướng dẫn về công tác giáo dục thể chất và y tế học đường, phòng chống dịch bệnh, nhà trường khám bệnh và khám mắt cho 100% học sinh, bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết để sơ cứu sức khoẻ ban đầu cho học sinh. Bộ môn thể dục luôn được nhà trường quan tâm, với nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, TDTT luôn là thế mạnh của nhà trường. Năm học 2020-2021 có 02 học sinh được tham gia đội tuyển thi TDTT quốc gia.
7.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Do dịch bệnh Covid19 nên từ năm học 2019-2020 và 2020-2021 nhiều hoạt động lớn của học sinh không tổ chức được
8. Thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ)
8.1. Kết quả đạt được/so sánh với năm học 2019-2020 và năm học 2016 – 2017
- Năm học 2020-2021 nhà trường đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng giải TDTT. Có 02 em được tham gia dự thi TDTT cấp quốc gia.
- Năm học 2020-2021 nhà trường đã tổ chức được các câu lạc bộ TDTT: Bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn . . . thu hút được nhiều học sinh tham gia.
- Tháng 6 năm 2021 nhà trượng tiếp tục được UBND quận đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng khu sân tập TDTT trong đó sân bóng đá được lát cỏ nhân tạo và xung quanh có nhiều máy tập thể dục thể thao.
8.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Không có
9. Kết quả thực hiện công tác Quản lý việc dạy thêm học thêm; giáo dục nghề phổ thông theo công văn 2520/SGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về tăng cường công tác quản lý dạy thêm học thêm, công văn số 2538/SGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDNPT.
9.1. Kết quả thực hiện đạt được/ so sánh với năm học 2019 - 2020 và năm học 2016 - 2017
- Từ năm học 2016-2017 đến nay nhà trường đều thực hiện tốt công tác giáo dục nghề phổ thông và công tác dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo đúng quy định
- Trong năm học nhà trường không có giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm và học thêm.
9.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Không có
III. Công tác chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
1. Việc chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
1.1. Kết quả đạt được
- Nhà trường đã xây dựng và triển khai đầy đủ kế hoạch Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tới toàn thể cán bộ, giáo viên.
- Chuẩn bị đội ngũ giáo viên tham gia chương trình giáo dục phổ thông. Nhà trường đang từng bước bổ sung thêm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
1.2. Đề xuất, kiến nghị
- Nhà nước có kế hoạch đào tạo giáo viên từ các trường sư phạm với các môn học và năng lực phù hợp với chương trình dục phổ thông 2018
2. Công tác đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục.
2.1. Kết quả đạt được
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế nhà trường từ việc giáo viên đề xuất đến nhóm, tổ chuyên môn bàn bạc thống nhất, Hiệu trưởng nhà trường sẽ phê duyệt quyết định bộ chương trình phù hợp để thực hiện.
2.2. Đề xuất, kiến nghị
Không có
3. Việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Việc thực hiện rà soát, thống kế số lượng, cơ cấu giáo viên thừa/thiếu, dự kiến giáo viên phân công dạy lớp 6; Việc tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán và đại trà).
3.1. Kết quả đạt được
- Nhà trường lập danh sách, chọn cử giáo viên phù hợp với từng bộ môn để tham gia bồi dưỡng và giảng dạy lớp 6 năm học 2021-2022
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở GDĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, nghiên cứu tài liệu chương trình môn học để chủ động tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3.2. Đề xuất, kiến nghị
- Thời gian Bộ và Sở sắp xếp để bồi dưỡng cho giáo viên cần phù hợp hơn, không nên tập huấn vào thời gian cuối năm học khi mà giáo viên đang tập trung chấm, hoàn thiện xếp loại 2 mặt giáo dục, ôn thi vào lớp 10 . . .
4. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, vệ sinh, có tính tham gia và dân chủ: đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn; sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; công tác bồi dưỡng các nội dung chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên. Tăng cường điều kiện đảm bảo và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý; tình hình tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn
4.1. Kết quả đạt được
- Ban Giám hiệu căn cứ các văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên môn. Thống nhất các quy định mẫu hồ sơ, quy chế chuyên môn... Hàng tuần, hàng tháng kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của các tổ nhóm và cá nhân giáo viên. Có đánh giá trong các cuộc họp tổ, họp hội đồng.
- Đảm bảo 100% giáo viên có đủ hồ sơ theo quy định, cập nhập ghi chép nội dung hợp lý, thường xuyên như: Hồ sơ quản lý chuyên môn của Ban Giám hiệu; hồ sơ của tổ, nhóm chuyên môn; hồ sơ của giáo viên
- Ban giám hiệu giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của các tổ, nhóm để có sự chỉ đạo bổ sung kịp thời.
- Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng của sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm, các chuyên đề được thảo luận, thực hiện có hiệu quả. Căn cứ việc triển khai đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Nhà trường đã triển khai các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục đến từng giáo viên. Tổ chức thảo luận trong tổ nhóm chuyên môn phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học sinh, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến. Tổ chức lên lớp mẫu cả tổ hoặc từng nhóm chuyên môn thể hiện phương pháp giảng dạy sau khi sinh hoạt chuyên môn đã thống nhất. Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi giáo viên thể hiện tiết dạy và nhóm chuyên môn tìm biện pháp phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt còn tồn tại để các tiết dạy sau đạt hiệu quả hơn.
- Trong các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, giáo viên đã tăng cường việc trao đổi nội dung các bài khó, dạy học theo chủ đề, chủ đề tích hợp, chủ đề liên môn, nội dung, phương pháp, phương tiện, đồ dùng cho các tiết dạy kế tiếp; phân công giáo viên lên lớp thể nghiệm và tiến hành dự giờ rút kinh nghiệm để chỉ rõ những hoạt động dạy học, các đơn vị kiến thức được đưa ra như thế nào cho hợp lý, từ đó rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau. Tăng cường bàn biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 THPT.
- Tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục: 100% cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia.
- 100% các phòng học đêu được trang bị máy tính kết nối Internet và ti vi màn hình rộng tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học.
4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Không có
5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Tình hình chuẩn bị cơ sở vật chất theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT.
5.1. Kết quả đạt được
- Nhà trường đã có đủ phòng học bộ môn theo quy định.
- Việc quản lý và sử dụng thiết bị chặt chẽ, đúng quy định.
- Trang bị khá đủ các thiết bị dạy học
5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Các bộ thiết bị chi tiết còn thiếu, hỏng nhiều nhà trường sẽ tiếp tục bổ sung vào những năm học tới.
IV. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí
1. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, kết quả thực hiện công văn số 2842/SGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về Hướng dẫn Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2020 -2021.
1.1. Kết quả đạt được
- Động viên giáo viên đi học nâng chuẩn, quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng.
- Cán bộ quản lý thực hiện nghiêm túc việc tham gia các lớp học bồi dưỡng theo triệu tập của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Vẫn còn số ít giáo viên cao tuổi hạn chế trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao năng lực chuyên môn.
2. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí
2.1. Kết quả đạt được
- Sử dụng hiệu quả đội ngũ cốt cán chuyên môn có tay nghề cao của trường để giúp đỡ, bồi dưỡng đồng nghiệp trẻ, năng lực chuyên môn chưa vững.
- Khi tiếp nhận giáo viên nhà trường ưu tiên những giáo viên giỏi có thành tích hoặc sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc.
2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Không có
V. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí
1. Kết quả đạt được
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sâu rộng hơn, triệt để hơn; quán triệt sâu sắc để từng cán bộ quản lý, giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy và học tập.
- 100% cán bộ quản lí biết sử dụng máy vi tính trong việc quản lí phần mềm cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm dịch vụ công ... , 39/40 giáo viên = 97,5% tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sử dụng các phần mềm quản lý sổ điểm và học bạ điện tử, đánh giá chuẩn giáo viên. Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch bệnh Covid – 19 các thầy cô giáo tích cực ứng dụng CNTT để dạy học trực tuyến.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Còn số ít giáo viên năng lực sử dụng CNTT còn hạn chế.
VI. Kết quả tổ chức dạy và học phòng, chống dịch bệnh COVID-19
1. Tình hình thực hiện Kế hoạch thời gian năm học 2020 -2021
- Nhà trường đã hoàn thành kế hoạch thời gian năm học theo đúng tiến độ Sở giáo dục quy định.
2. Tình hình và kết quả dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19. (nêu cụ thể số tiết, số bài kiểm tra, số môn đã triển khai dạy học trực tuyến cho từng khối lớp).
- Thực hiện nghiêm túc việc dạy và học trực tuyến theo thời khóa biểu.
3. Tình hình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học kì 2 năm học 2020-2021 (hình thức, thời điểm kiểm tra, việc hoàn thiện chương trình), tình hình thực hiện công tác ôn tập tốt nghiệp THPT và ôn thi vào lớp 10.
- Nhà trường thực hiện việc kiểm tra học kỳ 2 xong trước ngày 9/5/2021 theo đúng tiến độ trước khi học sinh nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid 19.
- Tổ chức ôn thi vào lớp 10 THPT cho học sinh lớp 9 bằng việc dạy và học online theo thời khoa biểu, thực hiện đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
VII. Đánh giá chung
- Kết quả đã đạt được
- Nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp. Xây dựng và tổ chức các hoạt động của nhà trường phù hợp với tình hình thực tế.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Bước đầu có 01 giải khuyến khích học sinh thi toán hội nhập Châu Á
- Thực hiện đầy đủ, tích cực các cuộc vận động.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ của trường.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ và công tác thi đua khen thưởng.
- CB, GV, NV làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, không có giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động cũng như các phong trào của ngành. Có tinh thần phấn đấu thi đua, nhiệt tình tham gia các chuyên đề.
- Tập thể nhà trường là một khối thống nhất đoàn kết cao. Từ đầu năm học đến nay không có đơn thư khiếu kiện.
- Tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Thực hiện nghiêm túc việc dạy học kết hợp với việc phòng chống dịch bệnh Covid 19 an toàn.
2. Hạn chế cần khắc phục
2.1. Khó khăn, hạn chế
- Nề nếp chuyên môn, năng lực của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên lười sáng tạo, đổi mới.
- Một bộ phận học sinh gia đình thiếu quan tâm, thường xuyên không tham gia đóng góp bất kỳ một khoản kinh phí nào, chưa có ý thức phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
2.2. Biện pháp khắc phục
- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng trình độ đội ngũ, đổi mới hình thức thi đua khen thưởng để thúc đẩy chất lượng giáo dục.
- Chú trọng việc thúc đẩy việc bồi dưỡng công tác học sinh giỏi; tích cực hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi.
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NĂM HỌC 2021 - 2022
- Phương hướng
- Hoàn thiện việc xây dựng khu TDTT của trường và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học cho chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Bổ sung đội ngũ giáo viên còn thiếu do nhà trường tăng lớp.
- Có biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đặc biệt là công tác giáo dục mũi nhọn: thi HSG và kết quả thi vào lớp 10 THPT
II. Nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục trung học năm học 2021-2022
- Dạy học nghiêm túc theo chương trình kết hợp với đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
- Thực hiện tốt, có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho khối lớp 6.
- Chuẩn bị đội ngũ giáo viên đủ năng lực và trình độ cho các khối lớp tiếp theo
III. Đề xuất, kiến nghị
Không có
Nơi nhận:
- PGD&ĐT;
- BGH, TTCM;
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thu Hà
|